Các biểu hiện của trẻ bị mất tập trung
Trẻ em thường rất hiếu động và đôi khi chính điều này dẫn đến việc khó tập trung vào 1 việc gì đó, như học bài hay hoàn thành 1 công việc được giao.
Dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài
Biểu hiện của trẻ mất tập trung còn ở việc trẻ dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài, từ đó làm trẻ mất tập trung khi học. Những trò chơi, những bộ phim, tiếng ồn hay những cuộc nói chuyện của người khác sẽ rất dễ khiến bé bị phân tâm.
Hay quên
Một điểm dễ thấy nhất ở các bé bị bệnh mất tập trung đó là hay quên. Các bé sẽ quên mất rằng mình sẽ phải học gì, làm gì mặc dù trước đó bé có thể vừa được nhận công việc từ thầy cô, cha mẹ. Vì thực tế, trước đó bé không tập trung nghe lời.
Khó hòa nhập
Bệnh mất tập trung ở trẻ còn thể hiện ở điểm trẻ khó hòa nhập. Việc mất tập trung, giảm khả năng chú ý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc học và phát triển về mặt xã hội của các bé. Các bé sẽ cảm thấy khó giao tiếp, khó hòa nhập với bạn bè, thầy cô hay những người xung quanh chỉ vì thiếu tự tin về khả năng của bản thân, cảm thấy mình kém cỏi hơn với các bạn cùng trang lứa.
Nguyên nhân gây mất tập trung
Ngay từ nhỏ đã cho con vừa ăn vừa coi Tv hoặc vừa xem Ipad vừa ăn
Chế độ dinh dưỡng
Không ngủ đủ giấc
Sử dụng nhiều các thiết bị công nghệ
Di truyền
Chính vì các nguyên nhân này mà bên mình sẽ đưa các bài tập Yoga giúp tăng cường và cải thiện khả năng tập trung đến với các con, một mặt giúp con hạn chế việc sử dụng công nghệ, mà chú trọng vào rèn luyện thân thể và tâm trí của bản thân ngay từ nhỏ. Dưới đây mình sẽ trình bày 5 tư thế Yoga đặc biệt hữu ích cho con nếu con được tiếp xúc và tập luyện thường xuyên:
5 động tác Yoga giúp tăng cường sự tập trung:
Tư thế cái cây
Cách thực hiện:
1 chân thẳng
Lòng bàn chân của chân kia bám vào đùi trên hoặc đùi dưới của chân thẳng
2 tay chắp trước ngực hoặc duỗi kéo lên đầu, hoặc tạo thành 1 hình tròn giống tán cây
Khi thực hiện động tác này, các con phải tập trung về 1 điểm trước mắt, do đó giúp đưa tâm trí các con xa rời các tác nhân gây xao lãng, nếu tập các động tác này thường xuyên sẽ giúp các con nâng cao được khả năng tập trung của mình.
Tư thế chim đại bàng
Cách thực hiện:
2 lòng bàn chân chạm nhau
Hít vào khuỵa nhẹ đầu gối
Từ từ vòng 1 chân qua đầu gối chân kia
Giu thăng bằng sau đó vòng 2 khuỷu tay lại với nhau
Hí thở đều giữ tư thế trong vong 5 nhịp thở
Tư thế con đại bàng rất tốt cho việc căng dãn các phần lưng trên và việc tập thăng bằng với động tác này cũng sẽ giúp các con rất nhiều trong việc chú tâm hoàn thành 1 nhiệm vụ được giao.
Tư thế trái núi
Cách thực hiện
Đứng thẳng, 2 chân cách nhau vài cm, cánh tay để xuôi theo cơ thể
Hít một hơi thật sâu, từ từ nâng hai tay qua đầu và nắm các ngón tay lại với nhau.
Dồn trọng lượng cơ thể lên các đầu ngón chân, duỗi thẳng vai, cánh tay và ngực.
Giữ nguyên tư thế trong vài giây và trở về vị trí ban đầu
Đây là tư thế đơn giản và hiệu quả để lấy lại sự tập trung trong môi trường dễ bị xao lãng và đem lại sự tự tin cho các em một cách nhanh chóng.
Tư thế vũ công
Cách thực hiện:
Từ tư thế trái núi, hít vào từ từ hạ thấp người xuống rồi nâng 1 chân kéo dài ra phía sau và hướng lên trên
Lòng bàn chân của chân kia bám chắc xuống sàn, giữ cho chân thẳng và thăng bằng
Tay của chân trụ vòng ra sau bám vào cổ chân của chân lơ lững tạo ra 1 lực kéo đẩy để giữ cho cơ thể thăng bằng
Tay còn lại hướng về phía trước như 1 vũ công đang nhảy
Tư thế thăng bằng này cũng rất hữu ích cho việc đưa tâm trí con tập trung vào 1 điểm phía trước, nếu được tập luyện thường xuyên sẽ giúp con cải thiện được khả năng tập trung và còn có thể nâng cao được tính sáng tạo
Tư thế máy bay
Cách thực hiện:
Gần giống như động tác vũ công, động tác máy bay dành cho các bạn nhỏ tuổi hơn
Từ tư thế trái núi, hít vào từ từ hạ thấp người xuống rồi nâng 1 chân kéo dài ra phía sau và hướng lên trên
Lòng bàn chân của chân kia bám chắc xuống sàn, giữ cho chân thẳng và thăng bằng
2 tay để xuôi theo thân
Tập luyện tư thế máy bay thường xuyên sẽ giúp con bạn không những giảm được tính sao nhãng mà còn nâng cao được sự linh hoạt và khỏe mạnh của chân.
Việc giúp bé tăng khả năng tập trung cũng cần được thực hiện một cách từ từ, bài bản và khoa học. Các phương pháp chữa bệnh mất tập trung ở trẻ em đòi hỏi ba mẹ cần có tính kiên trì, và không bao giờ là quá muộn để sửa sai các thói quen xấu của trẻ như việc hạn chế hoặc cấm sử dụng các thiết bị điện tử trong giờ ăn, giờ học, cho con làm quen với các hoạt động thể chất mang tính tập trung cao để con có thể rèn luyện và hình thành thói quen tốt trong hiện tại và tương lai.
Nếu ba mẹ nào muốn cho con làm quen với Yoga và tập các bài tập nâng cao khả năng tập trung thì có thể tham gia nhóm Yoga và thiền cùng con này nhé.
Namaste
Commentaires